Ắt hẳn ai nuôi thú cưng nói chung hay “hoàng thượng nói riêng” đều luôn muốn có thể mang đến cho các bé những điều tốt đẹp nhất. Bằng sự quan tâm chăm sóc hay bằng tình thương vô bờ bến của các “sen” để các bé có thể vui khoẻ mỗi ngày. Tuy nhiên, trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, mèo nhà rất khó để tránh khỏi những căn bệnh ngoài ý muốn. Một trong số đó, bệnh giảm bạch cầu ở mèo khá nguy hiểm và sự thật đằng sau căn bệnh đấy như thế nào bạn liệu đã rõ hay chưa? Hãy cùng Cathouse tìm hiểu ngay bạn nhé!
1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn được mọi người biết đến là một bệnh liên quan đến vấn đề viêm ruột truyền nhiễm hoặc bệnh màu trắng. Một loại virus có tên là Feline Panleukopenia (còn gọi là FPV) là nguyên do gây nên căn bệnh quái ác này. Khi mèo nhà mắc phải bệnh lý này, đồng nghĩa với việc chúng sẽ không được sử dụng các chất sát trùng như acid, chloroform.
Hơn thế nữa, virus FPV phát triển và sinh sôi với tần suất rất nhanh trong cơ thể của các bé. Chỉ cần sau 24h kể từ lúc nhiễm bệnh, virus đã có thể nhanh chóng lan nhanh trong máu và khắp nơi của cơ thể. Chính vì thế, với tải lượng virus quá nhiều dẫn đến hàng rào miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ và dẫn đến việc suy giảm bạch cầu, viêm ruột cấp tính ở mèo.
Theo nghiên cứu, thì đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng tỉ lệ mắc bệnh khá cao và phổ biến ở mèo, đặc biệt là giống mèo họ Felidae. Căn bệnh này được xem như một bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ tử vong khá cao.
Virus Feline Panleukopenia gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo
2. Những nguyên nhân gây nên bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm bạch cầu ở mèo, cụ thể có thể kể đến như:
Xuất phát từ trên cơ thể của các bé, đó là các độc tố hoặc virus bạch cầu. Chính vì sự rối loạn của hệ bạch huyết và tủy dẫn đến việc tạo ra các bạch cầu ác tính. Đối với mèo con, có thể nhiễm virus bệnh trong 2 đến 3 tuần và chết ngay sau đó.
Do việc tiếp xúc với các bé mèo hoang mang mầm bệnh này. Khi để mèo nhà ra ngoài và không có sự kiểm soát chặt chẽ thì việc chúng gần gũi với các bé mèo hoang khác cũng là điều dễ hiểu. Những hành động như ăn chung, liếm lông cho nhau sẽ vô tình để các bé bị nhiễm virus bệnh.
Rủi ro khi để các bé tiếp xúc gần với những nơi ô nhiễm như nơi giết mổ, nơi có nhiều phụ tạng mèo bởi vì đây chính là ổ dịch với rất nhiều nguy cơ mầm bệnh tỉ lệ cao cho bé.
Bệnh giảm bạch cầu có thể lây từ mèo này sang mèo khác
3. Triệu chứng bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bạn có thể nhận biết bệnh giảm bạch cầu ở mèo thông qua một số triệu chứng sau đây:
Tiêu chảy cấp, nước dãi chảy thành dòng kèm mùi hôi khó chịu.
Rụng lông nhiều, ít ăn hoặc không thể ăn nổi, thể trạng yếu ớt, mệt mỏi.
Hiện trạng mất nước trầm trọng, có tình trạng khản tiếng, mất tiếng.
Viêm tai, nôn khan hoặc bãi nôn có dịch vàng, bọt trắng.
Có các triệu chứng liên quan đến thần kinh như khó khăn trong việc giữ thăng bằng, run rẩy, thậm chí có thể bị co giật, động kinh.
Nhận biết triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu để đưa bé đi chữa đúng lúc nhé
4. Cách ứng biến khi mèo mắc bệnh giảm bạch cầu
Khi bạn phát hiện mèo nhà có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Cách ưu tiên hàng đầu chính là đưa bé đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở thú y uy tín và gần nhất. Bởi lẽ đây là căn bệnh không thể điều trị tại nhà cũng như thời gian lây lan virus trong cơ thể rất nhanh dẫn đến tiến triển bệnh và nguy cơ tử vong rất cao.
Trong khi đó, hạn chế cho mèo ăn và những tác động mạnh đến mèo, ví dụ như âm thanh to hay ánh sáng mạnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cách ly với những thú cưng khác (nếu có) để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bé khi chưa điều trị.
Trong trường hợp mèo chưa thể được đưa đến trung tâm thú y, bạn có thể bổ sung chất điện giải cho bé để bù nước khi bé bị tiêu chảy cấp, hạn chế việc mất nước trầm trọng.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Do đó, người ta cũng chỉ cung cấp các chất giúp tăng đề kháng cho mèo để cơ thể của bé tự sản sinh kháng thể chống chọi lại với virus. Phương pháp phổ biến hiện nay được sử dụng là tiêm kháng sinh, dùng các loại thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu hoặc bổ sung vitamin, kháng thể cho mèo qua đường tiêm truyền.
Đến cơ sở thú y ngay nếu phát hiện bé mắc bệnh bạn nhé
5. Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Chính vì bệnh giảm bạch cầu ở mèo rất nguy hiểm, đe dọa cả về tính mạng lẫn tinh thần của bé. Do đó, bạn cần theo dõi bé kỹ càng hơn trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày để có thể phát hiện kịp thời nếu bé có mắc phải bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa cho mèo nhà bằng cách cho chúng tiêm vacxin đầy đủ và theo chu kỳ hằng năm cho các bé. Bạn cần lưu ý trong việc tiêm phòng cho mèo chỉ được thực hiện khi bé đang khoẻ và không mang mầm bệnh trong người. Bên cạnh đó, các bé cũng nên được kiểm tra bạch cầu trước khi tiêm phòng.
Không những thế, bạn có thể kiểm soát hành trình của mèo để hạn chế hết mức có thể trong việc cho các bé tiếp xúc với mèo hoang hoặc những hang ổ dịch bệnh, nguy cơ rủi ro cao.
Tiêm vaccine đầy đủ cho mèo để hạn chế những căn bệnh nguy hiểm
Như vậy, bệnh giảm bạch cầu ở mèo cũng là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, nhưng rủi ro nó mang lại cực kỳ đáng báo động. Bạn nên chăm sóc các bé một cách cẩn thận và để cho bé sinh sống trong môi trường lành mạnh nhất. Đồng thời, cũng nên cho mèo nhà được tiêm ngừa đầy đủ để hạn chế mắc bệnh giảm bạch cầu. Hãy đồng hành cùng Cathouse để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích cho các “boss” bạn nhé.
7 Lí do nên mua mèo Anh lông ngắn tại Cathouse.vn
Xem thêm:
Tất Tần Tật Nuôi Mèo Anh Lông Ngắn Cần Những Gì Cho Người Mới?
Các Bài Tập Huấn Luyện Mèo Anh Lông Ngắn Cơ Bản Đúng Cách Tại Nhà
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Mèo ALN Bị Ốm - Cách Chữa Trị Hiệu Quả